QUY TRÌNH SẢN XUẤT LY GIẤY, TÔ GIẤY

Ngày: 26/07/2023

Những chiếc ly giấy đã không còn xa lạ khi chúng được sử dụng rộng rãi và dần thay thế hoàn toàn ly nhựa dùng một lần. Với ưu điểm thân thiện môi trường, giá thành phải chăng, sử dụng tốt trong điều kiện nước nóng và đặc biệt không xảy ra phản ứng hoá học có hại, khi tiếp xúc với thức uống dạng nóng và lạnh như ly nhựa. Một ưu điểm lớn nhất của ly giấy là chúng ta có thể in thương hiệu của mình lên ly giấy một các đơn giản.

Thị trường có rất nhiều nhà máy sản xuất và chất lượng cũng khác nhau rõ rệt. Để đánh giá chất lượng một cách tổng thể thì chúng ta phải đánh giá dựa trên quy trình sản xuất như thế nào. Chính quy trình này sẽ đảm bảo rằng, bạn được nhận lại giá trị của nó như thế nào, khi bạn phải bỏ tiền ra để sử dụng nó. Dù là cùng một mục đích sử dụng, nhưng chất lượng sẽ nói lên tất cả.

Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn về quy trình sản xuất ra ly giấy, tô giấy, một cách tổng thể nhất.

1- Nguyên liệu sản xuất ly giấy: Giấy tráng PE

Đây chính là bước đầu tiên, nhưng quyết định cho toàn bộ chất lượng của sản phẩm thành phẩm. Thành phần giấy để sản xuất có hai loại thường dùng là có PE và không PE (giấy sáp).

2- Ly giấy 1PE và 2PE

Thường các nhà máy sẽ sử dụng loại có PE (1PE và 2PE). Nói đến đây sẽ có rất nhiều người thắc mắc, tại sao hạn chế tối đa chất liệu liên quan đến PE, lại đưa nó vào?

Là vì: Hiện tại chúng ta chưa tìm được vật liệu khác, có thể thay thế triệt để nó. Không có màng PE thì độ kháng nước không thể tuyệt đối được. Nhưng chúng chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, khoảng ~5%.

Định lượng giấy

Ngoài ra chất lượng sản phẩm nó quyết định bởi độ dày giấy (định lượng). Tuỳ vào kích thước của ly giấy và tiêu chuẩn chất lượng của mỗi nhà máy, họ sẽ đưa ra lựa chọn riêng. Độ dày của giấy chủ yếu có nhưng định lượng sau: 200gsm, 230gsm, 260gsm và 300gsm. Và xuất xứ vật tư cũng rất quan trọng. Vì các nhà máy được cấp các chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế và có thương hiệu sẽ mang lại chất lượng khác biệt.

3- In ấn màu sắc, logo thương hiệu

Nói đến in ấn, đặc biệt là trong môi trường thực phẩm, người sẽ quan đến đến mực in. Đúng tiêu chuẩn trong ngành thực phẩm, thì phải sử dụng mực in được làm từ tự nhiên (rau, củ, quả, hạt đậu nành …). Một số các nhà máy lớn và có thương hiệu thì người ta hầu như sẽ dùng nó. Điều này cũng dẫn đến giá thành của sản phẩm cũng tăng cao hơn (giá mực in này cao hơn nhiều lần so với mực thông thường). Nhưng thực tế thì đa số công nhà máy họ chọn giải pháp dùng mực in tổng hợp. Được cấp giấy chứng nhận an toàn khi không tiếp xúc trực tiếp với thức uống.

Việc in ấn màu sắc, logo thương hiệu có hai giải pháp chủ yếu. Được in ấn trước khi sản xuất sản phẩm hoàn thiện và sau khi hoàn thiện (in thủ công). In trước khi sản xuất là in dạng cuộn hoặc tấm trên máy in công nghiệp.

Ly giấy in logo

4- Cắt bế giấy

Trước khi đưa giấy vào hệ thống máy tự động để sản xuất ly, thì chúng ta phải trải qua bước cắt khổ giấy (bế), theo kích thước từng loại ly (size). Hiện nay, việc này được thực hiện một cách dễ dàng, với sự ra đời của máy móc chuyên dụng hiện đại. Hoặc chúng ta có thể dùng máy bế bán tự động để làm được việc đó. Sau khi bế thì chúng ta phải loại bỏ những miếng dư thừa (trong quá trình bế có thể sót lại) và kiểm tra lại một cuối, trước khi đưa chúng vào sản xuất.

Quy trình sản xuất ly giấy, tô giấy

5- Sản xuất hoàn thiện ly giấy

Chủ yếu có hai giai đoạn trong sản xuất hoàn thiện.

– Trong giai đoạn đầu tiên: Dán thành bên của ly giấy, sau khi được tạo hình, theo kích thước đã định sẵn của từng size

– Trong giai đoạn thứ hai: Dán đáy và tạo viền trên của ly giấy được định hình.

Việc lựa chọn loại máy sản xuất là một yếu tố quan trọng để đánh giá sản phẩm. Những máy chất lượng sẽ được sản xuất quy trình hoàn toàn tự động. Độ kết dính các điểm nối (dán) giấy, đáy ly sẽ rất chắc chắn. Các thành ly sẽ cứng và thẩm mỹ hơn rất nhiều.

Ly giấy in sẵn

6- Đóng gói ly giấy

Với dây chuyền hiện đại ngày nay, việc đóng gói từng bọc nhỏ (10-20cái), đã được hiện tự động. Chỉ cần xếp chúng vào thùng carton, trước khi đưa vào kho hàng. Song không phải nhà máy nào cũng làm được việc đó. Giải pháp đóng gói thủ công cũng được lựa chọn, đối với các nhà máy có quy mô sản xuất nhỏ và vừa.